KPI là gì?
KPI theo tiếng anh là Key Performance Indicator có nghĩa là chỉ số đánh giá thực hiện công việc, là công cụ đo lường, đánh giá hiệu quả công việc được thể hiện qua số liệu, tỉ lệ, chỉ tiêu định lượng, nhằm phản ảnh hiệu quả hoạt động của các tổ chức hoặc bộ phận chức năng hay cá nhân.
KPI là một công cụ hiện đại giúp cho các nhà quản lý triển khai chiến lược lãnh đạo thành các mục tiêu quản lý và chương trình hành động cụ thể cho từng bộ phận, từng lĩnh vực (về nhân sự: về tuyển dụng, về đào tạo, về năng suất của nguồn nhân lực, về an toàn lao động, về giờ làm việc, về lương, về đánh giá công việc, về hoạt động cải tiến, về lòng trung thành…; về tài chính, về sản xuất chất lượng, về quảng cáo…) và từng cá nhân. Do đó, KPI áp dụng cho nhiều mục đích: quản lý hệ thống công việc của một tổ chức, tự quản lý công việc của nhóm, của cá nhân. Hay nói cách khác, KPI chính là mục tiêu công việc mà tổ chức, phòng ban, tổ nhóm hay cá nhân cần đạt được để đáp ứng yêu cầu chung.
Nhà quản lý sẽ áp dụng các chỉ số để đánh giá hiệu quả thực hiện công việc của các chức danh công việc. Dựa trên việc hoàn thành KPI, tổ chức (công ty, cơ quan, phòng ban) sẽ có các chế độ thưởng phạt cho từng cá nhân. KPI cho thấy được hiệu quả hoạt động về kinh doanh của một doanh nghiệp, tổ chức cũng như để đánh giá xem người thực thi công việc đó có đạt được mục tiêu hay không.
=> KPI là cơ sở để nhà quản lý đánh giá thành tích của phòng ban, của nhân viên và đưa ra những khuyến khích phù hợp cho từng phòng ban, từng nhân viên.
Mục đích của việc sử dụng chỉ số KPI trong đánh giá thực hiện công việc là nhằm đảm bảo cho người lao động thực hiện đúng các trách nhiệm trong bảng mô tả công việc của từng vị trí chức danh cụ thể, điều này góp phần cho việc đánh giá thực hiện công việc trở nên minh bạch, rõ ràng, cụ thể, công bằng và hiệu quả hơn, nâng cao hiệu quả của đánh giá thực hiện công việc bởi vì các chỉ số KPI mang tính định lượng cao, có thể đo lường cụ thể.
Ngoài ra, KPI không chỉ là một hệ thống đánh giá để khen thưởng và trả lương cho các cá nhân mà còn là một công cụ hữu hiệu bố trí đúng người, đúng việc, để quy hoạch nhân sự kế thừa trong Doanh nghiệp.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn xem KPI là một điều gì đó mới mẻ, khi tiếp cận và bắt tay vào thực hiện thì không tránh khỏi một số vướng mắc và sai lầm ???
- Làm thế nào để đánh giá đúng năng lực của nhân viên ?
- Sử dụng công cụ nào để đánh giá kết quả công việc hiệu quả nhất và để đạt được sự công bằng trong đánh giá ?
- Các nhân viên của tôi cùng thực hiện 1 dự án công việc, tôi phải giao chỉ tiêu hiệu suất cho họ thế nào cho đúng ?
- Làm sao để truyền đạt chính xác về vai trò của KPI để nhân viên có nhận thức đúng về KPI?
- Thiết kế quá nhiều KPI cho một bộ phận, vị trí ? Vậy như thế nào mới là đủ và hợp lý ? Bằng công cụ nào để có thể xác định được ?
- Nhân viên không có động lực để đạt chỉ tiêu ? Áp dụng KPI mang tính hời hợt và không thực chất ? Làm sao để có thể cải thiện tình trạng này ?
Với kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm và tư vấn cho rất nhiều Doanh Nghiệp lớn nhỏ về việc xây dựng và vận hành hệ thống KPI, các chuyên gia của Trung tâm đào tạo Doanh Nhân Doanh Trí đã bỏ ra nhiều tâm huyết để biên soạn nội dung cho khóa học Kỹ năng quản lý kết quả công việc - KPI.
CCC Về khóa học :
Thời lượng: 6 buổi (4 tiết/buổi, teabreak giữa giờ)
Nội dung chính từ khoá học:
- Phân tích các nguyên nhân không thành công của cách đánh giá kết quả công việc lâu nay tại nhiều doanh nghiệp
- Những mấu chốt cơ bản để thiết lập hệ thống quản lý kết quả công việc
- Cách tiếp cận KPI tốt nhất để chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của doanh nghiệp
- Cách thiết lập KPI
- Cách phản hồi kết quả công việc
- Phát triển nguồn nhân lực dựa trên quản lý kết quả công việc
THAM KHẢO NGAY THÔNG TIN KHÓA HỌC TẠI ĐÂY :
****** https://www.doanhtri.edu.vn/khoa-hoc-ky-nang-quan-ly-ket-qu…
HOẶC LIÊN HỆ NGAY VỚI CHUNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ :
☎️Hotline tư vấn: (028) 3504 0580 - 0907 037 289
http://www.doanhtri.edu.vn
=> Doanh Trí luôn là người bạn đồng hành của Doanh nghiệp trên mọi chặng đường phát triển ❤️❤️❤️❤️❤️
-Chuyên nghiệp từ cách nghĩ đến cách làm-